Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia chiều cuối tuần tấp nập người ra vào đăng ký hiến tặng mô, tạng sau chết. Trong số người vào đăng ký để lại ấn tượng với mọi người hình ảnh một gia đình đi đăng ký hiến tạng là hình ảnh “vất vả nhưng lại vui tươi” của người mẹ, giọng nói lắp bắp của người anh khi cầm tờ đơn đăng ký.
Gia đình biết hiến mô, tạng từ đâu?
Từ thông tin trên báo ạ, em biết thông tin này vô tình lướt điện thoại, đọc những bài viết về người hiến tạng trước khi chết thật xúc động, ý nguyện này đã nảy nở từ đó. Em mang tâm nguyện này nói với gia đình, điều bất ngờ gia đình đã ủng hộ, vì vậy, hôm nay gia đình em mới đến đây để đăng ký nguyện vọng hiến tặng mô, tạng sau chết. Đó là câu nói của em Đỗ Thị Liên (sinh năm 2005) đến từ huyện ngoại thành Phúc Thọ, Hà Nội.
Gia đình tôi làm nông nghiệp, không được học hành đến nơi đến chốn khi cháu nói đến việc hiến tạng sau chết, gia đình tôi ủng hộ luôn, chồng tôi phải trông nom nhà cửa không có hôm nay ông cũng đi cùng, tôi cầm lá đơn về để điền thông tin cho ông nhà tôi ký rồi gửi về Trung tâm. Chị Nguyễn Thị Bích – Mẹ của em Liên cười hiền chia sẻ.
Trong ba người của gia đình đi đăng ký có em Đỗ Đình Dũng (sinh năm 2003) nhìn em không được nhanh nhẹn như lứa tuổi, có chút e thẹn, nhút nhát của người thanh niên lớn lên từ miền quê. Điều ấn tượng với tôi là Dũng không biết chữ, để hoàn thiện lá đơn đăng ký phải có sự trợ giúp của em gái đi cùng. Khi ký đơn đăng ký, Dũng nhìn theo từng nét trong căn cước công dân để bắt chước, tay run run theo từng chữ, Dũng không nói nhiều nhưng qua ánh mắt thấy em toát nên vẻ hạnh phúc khi biết mình đã gieo thiện nguyện cho người khác khi sự sống của mình không còn.
Tại sao chúng tôi lại chia sẻ câu chuyện này?
Vì sự tử tế cần được lan tỏa, nhất là những câu chuyện có được sự ủng hộ của gia đình, những lá đơn, người đăng ký có gì “đặc biệt”. Việc nhân đạo xuất phát từ lòng thương yêu trong mỗi người, chỉ cần bước qua rào cản, tâm lý thì những câu chuyện về hiến tặng mô, tạng khi sự sống không còn sẽ được xã hội, cộng đồng ghi nhận và được lan tỏa. Hy vọng rằng trong thời gian gần, xã hội sẽ tiếp tục được đón nhận những “món quà” nhiều hơn để mang lại sự sống cho các bệnh nhân suy mô tạng.
Để lại một phản hồi